11a1 Kool cuc Kool
Hãy đăng kí làm thành viên của 11a1 Kool cuc Kool. Cảm ơn các bạn đã truy cập vào 4rum... Chúc các bạn một ngày zuj zẻ
11a1 Kool cuc Kool
Hãy đăng kí làm thành viên của 11a1 Kool cuc Kool. Cảm ơn các bạn đã truy cập vào 4rum... Chúc các bạn một ngày zuj zẻ
11a1 Kool cuc Kool
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
11a1 Kool cuc Kool

Tập thể 11a1 trường THPT Trần Văn Quan năm học 2011-2012
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Những câu hỏi trong sinh học

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
jamy
Thường dân
Thường dân



Tổng số bài gửi : 32

Join date : 19/01/2011
Age : 28
Đến từ : chưa xác định đựơc toạ độ!

Những câu hỏi trong sinh học  Empty
Bài gửiTiêu đề: Những câu hỏi trong sinh học    Những câu hỏi trong sinh học  Icon_minitime03/05/11, 03:55 pm

BÀI 23: QUÁ TRÌNH TỔNG HỢP VÀ PHÂN GIẢI CÁC CHẤT Ở VI SINH VẬT

1. Tại sao trâu, bò lại đồng hoá được rơm, rạ, cỏ giàu chất xơ?
2. Bình đựng nước thịt và bình đựng nước đường để lâu ngày, khi mở nắp có mùi giống nhau không? Vì sao?
3. Trong làm tương và nước mắm có sử dụng cùng 1 một loại vi sing vật không?
4. Quá trình tổng hợp và quá trình phân giải các chất ở vi sinh vật có điểm gì khác nhau?
5. Quá trình lên men rượu vs lên mem lactic có gì khác nhau?
6. Hình thức lên men trong muối dưa, muối cà là gì? Quá trình đó diễn ra như thế nào?
7. Tại sao rượu vang or sâmpanh đã mở thí phải uống hết?
Trả lời:
1. Trong dạ dày cỏ của trâu bò chứa các vi sinh vật, trong các vi sinh vật có chứa các enzim có khả năng phân gải xenlulôzơ, hêmixenlulôzơ và pectin trong rơm rạ thành các chất đơn giản mà cơ thể có thể hấp thụ được.
2. Bình đựng nước thịt để lâu ngày sẽ có mùi thối vì có hiện tượng khử amin từ các axit amin do quá trình dư thừa nitơ vì thiếu cacbon. Vi sinh vật sẹ sử dụng axit hữh cơ làm nguồn cacbon, do đó có amôniac bay ra.
Bình đựng nước đường sẽ có mùi chua vì vi sinh vật thiếu nitơ và quá dư thừa cacbon cho nên chúng lên men tạo axit.
3. Không vì làm tương là nhờ nấm vàng hoa cam là chủ yếu, loại nấm này tiết ra protêaza để phân giải prôtêin trong đậu tương. Làm nước mắm là nhờ vi khuẩn kị khí trong ruột cá là chủ yếu, chúng sinh ra prôtêaza để phân giải prôtêin của cá.
4. Trong quá trình tổng hợp: các phân tử liên kết để tạo thành các hợp chất phức tạp, năng lượng được tích luỹ trong các mối liên kết của các hợp chất phức tạp, sinh khối tăng, tế bào phân chia.
Trong quá trình phân giải: các hợp chất phức tạp lại được phân cắt thành các phân tử nhỏ rồi được hấp thụ và phân giải tiếp ở trong tế bào, năng lượng được giải phóng do phá vỡ các mối liên kết của các hợp chất phức tạp, vật chất dự trữ giảm, tế bào giảm sinh khối và kích thước.
5. Hai quá trình khác nhau về loại vi sinh vật tham gia và sản phẩm tạo thành.
- Loại vi sinh vật tham gia:
+ Lên men lactic: vi khuẩn lactic đồng hình hoặc dị hình
+ Lên men rượu: nấm men rượu, ngoài ra, có thể có 1 số nấm mốc và vi khuẩn.
- Sản phẩm tạo thành:
+ Lên men lactic đồng hình: chỉ tạo axit lactic.
+ Lên men lactic dị hình: ngoài axit laactic còn có CO2, êtilic và axit hữu cơ khác.
+ Lên men rượu: vs tác nhân là nấm men, sản phẩm tạo thành là rượu êtilic, CO2,; vs tác nhân là vi khuẩn, nấm mốc, sản phẩm tạo thành ngoài rượu, CO2 còn có các chất hữu cơ khác.
- Ngoài ra, hai quá trình này có có khác nhau ở ATP tế bào thu được từ 1 mol glucôzơ. Để nhận biết ta thấy lên men lactíc có mùi chua còn lên men êtilic có mùi rượu.
6. Muối dưa, muối cà là những hình thức lên men lactic tự nhiên rất quen thuộc đối vs chúng ta.
C6H12O6 vi khuẩn lactic 2CH3CHOHCOOH + Q
(Glucôzơ) (Axit lactic)
Các loại rau, củ trước khi đem muối thường được phơi chỗ râm cho mất đi bớt nước sau đó mới đem muối. Để tạo điều kiện kị khí, người ta thường nén dưa bắng 1 cái vĩ tre và 1 hòn đá. Áp suất thẩm thấu cao do nước muối tạo ra sẽ hút chất dịch tế bào trong dưa ra. Vi khuẩn lactic là vi khuẩn gây thối lúc đầu, có thể cùng phát triển, sau 1 thời gian, axit lactic được tích luỹ sẽ làm ức chế sự phát triển của nhóm vi khuẩn gây thối. Dưa chua dần lên, đến 1 độ chua nhất định sẽ làm ức chế ngay cả hoạt động của nhóm vi khuẩn lactic. Khi đó, trên bề mặt có thể thấy những lớp vảy trắng, đó là loại nấm men có khả năng phát triển ngay cả trong điều kiện pH rất thấp.
Những loại nấm men này có khả năng oxi hoá axit thành CO2 và nước làm dưa giảm độ chua. Khi độ chua giảm đến mức độ nhất định thì vi khuẩn gây thối lại bắt đầu phát triển và làm dưa bị hỏng (khú).
7. Rượu vang or sâmpanh đã mở thì phải uống hết vì để đến hôm sau dễ bị chua, rươuụ nhạt đi do axêtic bị oxi hoá tạo ra giấm.
Đấy là do quá trình oxi hoá hiếu khí được thực hiện bởi 1 nhóm vi khuẩn được gọi là vi khuẩn axêtic thuộc chi Acetobacteer. Quá trình oxi hoá này có thề biểu hiện như sau:
C2H5OH vi khuẩn axêtic CH3COOH + H2O
(Êtanol) (axit axêtic)
Nếu để lâu nữa thì axit axêtic bị oxi hoá thành CO2 và nước làm giấm bị nhạt đi.

BÀI 25: SINH TRƯỞNG CỦA VI SINH VẬT

1. Vì sao trong nuôi cấy không liên tục, vi sinh vật tự phân huỷ ở pha suy vong, còn trong nuôi cấy liên tục hiện tượng này không xảy ra?
2. Trong môi trường tự nhiên pha luỹ thừa ở vi khuẩn có xảy ra không?
3. Vì sao trong quá trình sinh trưởng của vi sinh vật ở nuôi cấy không liên tục có pha tiềm phát, còn trong nuôi cấy liên tục thì không c1o pha này?
Trả lời:
1. Trong nuôi cấy không liên tục các chất dinh dưỡng dần cạn kiệt, các chất độc hại qua trao đổi tích luỹ ngày càng nhiều do đó làm thay đổi tính thẩm thấu của màng làm vi khuẩn bị thuỷ phân. Còn trong nuôi cấy liên tục các chất dinh dưỡng và các chất trao đổi luôn ở trong trạng thái tương đối ổn định nên không có hiện tượng tụ thuỷ phân của vi khuẩn.
2. Pha luỹ thừa là pha diễn ra trong điền kiên vi sinh vật có đầy đủ thức ăn. Trong môi trường tự nhiên, vi sinh vật phải chịu tác động với điều kiện ngoại cảnh luôn thay đổi thành phần dinh dưỡng không đủ, sự thay đổi pH, t0, độ ẩm… và sự cạnh tranh của các vi sinh vật khác. Sự tăng lên về số lượng tế bào trong quần thể phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố của môi trường. Vì thế, sinh trưởng cảu vi khuẩn trong môi trường tự nhiên không thể diễn ra pha luỹ thừa được.
3. Khi nuôi cấy không liên tục, vi khuẩn cần có thời gian để làm quen với môi trường tức là các hợp chất của môi trường cảm ứng để hình thành các enzim tương ứng, còn trong nuôi cấy liên tục thì môi trường ổn định vi khuẩn đã có enzim cảm ứng nên không cần thiết phài có pha tiềm phát.

BÀI 30: SỰ NHÂN LÊN CỦA VIRUS TRONG TẾ BÀO VẬT CHỦ

1. Trình bày các khái niệm: virus độc, virus ôn hoà và tế bào tiềm tan. Mối quan hệ giữa chúng.
2. Tại sao bệnh nhân AIDS ở giai đoạn đầu rất khó phát hiện? Giải thích các triệu chứng ở giai đoạn thứ 2 và 3?
Trả lời:
1. Virus độc: virus nhân lên làm tan tế bào.
Virus ôn hoà và tế bào itềm tan: axit nucleic của virus không nhân lên mà cài xen vào nhiễm sắc thể của tế bào chủ. Virus này gọi là virus ôn hoà và tế bào chủ này gọi là tế bào tiềm tan.
Chỉ khi có 1 số tác động bên ngoài như tia tử ngoại có thể chuyển virus ôn hoà thành virus độc làm tan tế bào.
2. Bệnh nhân AIDS ở giai đoạn đầu rất khó phát hiện vì HIV có số lượng rất ít, số tb CD4 bị phá huỷ chưa nhiều mới chỉ ảnh hưởng sức đề kháng của cơ thể nên triệu chứng không rõ, có thể có sốt nhẹ vì thế người nhiễm HIV ở giai đoạn này không biết mình mắc bệnh, có thế gieo rắc mầm bệnh cho vợ or bạn tình.
Ở giai đoạn 2 lượng tb CD4 bị phá huỷ nhiều, chỉ còn 200 – 500/ml máu dẫn đến hệ miễn dịch bị giảm sút nghiêm trọng tạo điền kiện cho 1 số bệnh cơ hội phát triển.
Ở giai đoạn 3 hệ miễn dịch dần dần mất tác dụng, gần như để ngỏ cho vi sinh vật ồ ạt gây bệnh tàn phá các cơ quan của cơ thể.
* Mẹ dặn con: ăn kẹo xong phải đánh răng sùc miệng. Tại sao phải như zậy?
Đó là do khi ăn kẹo, các mảng bám bám vào răng, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, tạo dịch axit phá huỷ men răng và làm ố răng. Vì vậy, phải đánh răng súc miệng sau khi ăn, nhất là đối với các thức ăn ngọt.
*Tại sao khi nướng bánh mì lại trở lên xốp?
Khi làm bánh mì, ngoài bột mì ra thì một thành phần không thể thiếu là nấm men, đây là những vi sinh vật sinh sản nhanh và biến đường, ôxi có trong bột mì thành khí cacbonic, sinh khối và vitamin. Khí cacbonic trong bột sẽ giãn nở và tăng thể tích khi nướng nên làm bánh mì nở, rỗng ruột và trở nên xốp hơn.
Về Đầu Trang Go down
jamy
Thường dân
Thường dân



Tổng số bài gửi : 32

Join date : 19/01/2011
Age : 28
Đến từ : chưa xác định đựơc toạ độ!

Những câu hỏi trong sinh học  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những câu hỏi trong sinh học    Những câu hỏi trong sinh học  Icon_minitime03/05/11, 03:57 pm

các bạn có gì thắc mắc xin gửi câu hỏi tại đây!
Về Đầu Trang Go down
--gloxinia--
MeM V.I.P
MeM V.I.P
--gloxinia--


Tổng số bài gửi : 177

Join date : 23/01/2011
Age : 29
Đến từ : vương quốc hoa hạnh phúc

Những câu hỏi trong sinh học  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những câu hỏi trong sinh học    Những câu hỏi trong sinh học  Icon_minitime03/05/11, 04:22 pm

Cho hoachuong hỏi :
-Tại sao nói HIV gây hội chứng suy giảm miễn dịch?(câu hỏi sgk)
-Tại sao khi để quả vải chín 3->4 ngày thì có mùi chua?(sgk) Question Question
Về Đầu Trang Go down
jamy
Thường dân
Thường dân



Tổng số bài gửi : 32

Join date : 19/01/2011
Age : 28
Đến từ : chưa xác định đựơc toạ độ!

Những câu hỏi trong sinh học  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những câu hỏi trong sinh học    Những câu hỏi trong sinh học  Icon_minitime03/05/11, 04:48 pm

1.– Hệ miễn dịch là hệ thống phòng ngự bảo vệ cơ thể chống lại các mầm bệnh từ ngoài xâm nhập vào cơ thể, suy giảm miễn dịch là tình trạng hệ miễn dịch trở nên yếu, giảm hoặc không có khả năng chống lại sự tấn công của các tác nhân gây bệnh. Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải là sự suy giảm hệ thống miễn dịch của cơ thể không phải do nguyên nhân di truyền mà do bị lây nhiễm bởi các tác nhân trong cuộc sống.
– Virut HIV có khả năng gây nhiễm và phá hủy một số tế bào của hệ thống miễn dịch, sự giảm số lượng các tế bào này làm mất khả năng miễn dịch của cơ thể. Vì vậy, HIV chính là một tác nhân gây hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải.
2.Sự lên men (do vi sinh có trong không khí) của đường + nước có trong thịt quả - trái.
Về Đầu Trang Go down
--gloxinia--
MeM V.I.P
MeM V.I.P
--gloxinia--


Tổng số bài gửi : 177

Join date : 23/01/2011
Age : 29
Đến từ : vương quốc hoa hạnh phúc

Những câu hỏi trong sinh học  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những câu hỏi trong sinh học    Những câu hỏi trong sinh học  Icon_minitime04/05/11, 09:02 pm

Thanks jamy nhiều hen! Very Happy Very Happy
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Những câu hỏi trong sinh học  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những câu hỏi trong sinh học    Những câu hỏi trong sinh học  Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Những câu hỏi trong sinh học
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Những người bạn cần nhớ đến trong cuộc đời
» những điều cần ghi nhớ trong cuôc sống...
» Bat Cu Nguoi Nao sinh ra tren the gioi nay deu khong bao gio co don
» NhUng~ CaU nOi' Bat' Hu?.....Doc. sE~ H0k pUn` nGu?
» Những câu nói hay của bạn

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
11a1 Kool cuc Kool :: (¯`°•:ღ•°¤° CLASS & SCHOOL °¤°•ღ:•°´¯) :: [Đ]ề thi và đáp án-
Chuyển đến